10 cách khắc phục lỗi Full Disk Win 10 hiệu quả, thành công 100%
Lỗi Full Disk Win 10 là một trong những lỗi thường gặp nhất. Nó khiến cho máy tính liên tục bị đơ, giật lag kể cả khi không mở nhiều tác vụ hay chạy các phần mềm nặng.
Vậy nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng này là gì? Cùng theo chân Laptop Trần Phát tìm hiểu trong bài viết này nhé.
1.Nguyên nhân gây ra lỗi Full Disk Win 10
Lỗi 100 disk Win 10 có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau đây:
- Có quá nhiều phần mềm chạy ngầm trong quá trình máy tính hoạt động
- Máy tính đã có tuổi đời khá lâu
- Có nhiều dịch vụ hệ thống không dùng đến nhưng vẫn hoạt động
- Có một số file lỗi trong thư mục hệ điều hành
- Các phần mềm antivirus “ngốn” quá nhiều bộ nhớ của máy tính
- Windows 10 được update tự động
Lỗi 100% disk Win 10 gây ra nhiều “ức chế” cho người dùng máy tính
2. Cách khắc phục lỗi full disk win 10
2.1.Tắt Background apps
Bước 1: Mở Windows Settings bằng tổ hợp Windows + I sau đó chọn Privacy => Background apps. Hoặc mở công cụ tìm kiếm của hệ điều hành lên và gõ “Background apps” vào ô tìm kiếm.
Mở Settings của Windows và click vào Privacy, sau đó chọn Background apps
Bước 2: Tại cửa sổ Background apps, bạn click vào thanh gạt ở mục Let apps run in the background để chuyển từ On sang Off.
Click để chuyển trạng thái On thành Off tại mục Let apps run in the background
2.2.Vô hiệu trình duyệt virus Windows Defender của Windows 10
Bước 1: Click vào Start và chọn mục Settings (biểu tượng bánh răng).
Mở Windows Start Menu và click vào Settings
Bước 2: Trong cửa sổ Windows Settings, tìm và click vào mục Update & Security.
Tìm và chọn mục Update & Security ở cửa sổ Windows Settings
Bước 3: Ở danh mục bên trái cửa sổ hiển thị, bạn click vào Windows Security. Sau đó chọn tiếp mục Open Windows Security ở phần bên phải cửa sổ.
Click vào mục Open Windows Security để mở ứng dụng
Bước 4: Ở cửa sổ mới hiện ra, tại các mục Real-time protection, Cloud-delivered protection hay Automatic sample submission. Bạn click vào thanh gạt để chuyển chế độ thành Off.
Chuyển các chế độ thành Off để vô hiệu hóa Windows Security và sửa lỗi Full Disk Win 10
2.3.Tắt chế độ phần mềm khởi động cùng Windows 10
Bước 1: Mở Task Manager bằng cách click vào Taskbar hoặc nhập từ khóa “task manager” vào công cụ search.
Truy cập Task Manager bằng công cụ Search của Windows
Bước 2: Tại cửa sổ Task Manager trên màn hình, bạn chuyển sang thẻ Startup. Sau đó tìm và click chuột phải vào ứng dụng bạn muốn vô hiệu hóa tính năng khởi chạy cùng Windows 10, chọn Disable.
Tắt các phần mềm khởi chạy cùng Windows 10 với Task Manager
2.4.Cài đặt thủ công bộ nhớ ảo Virtual memory
Bước 1: Nhập từ khóa “Adjust the appearance and performance of Windows” và click vào kết quả hiện ra ở mục Best match.
Mở Performance Monitor bằng cách nhập từ khóa “Adjust the appearance and performance of Windows”
Bước 2: Trong cửa sổ Performance Options, bạn chuyển sang tab Advanced. Sau đó click vào nút Change ở góc dưới cùng bên phải tại mục Virtual Memory.
Click vào tab Advanced trong cửa sổ Performance Options
Bước 3: Tại cửa sổ hiển thị Virtual Memory, bạn bỏ tick ở ô vuông trước mục Automatically manage paging file size for all drivers.
Tick vào ô tròn ở mục Custom size và nhập Initial size và Maximum size tính theo MB. Cài đặt dựa trên dung lượng RAM của máy tính. Ví dụ nếu máy tính có 4GB RAM thì nhập 4000 ở mục Maximum size và 2000 ở mục Initial size.
Cuối cùng chọn Set => OK để đóng cửa sổ lại. Truy cập vào Task Manager một lần nữa để check lỗi full disk đã được khắc phục chưa.
Nhập các thông số phù hợp để cài đặt bộ nhớ ảo cho máy tính Windows 10
- 2.5.Dọn dẹp & Chống phân mảnh ổ cứng
Xem thêm: Cách chống phân mảnh ổ cứng, tăng tốc máy tính hiệu quả
Bước 1: Truy cập vào mục This PC, click chuột phải vào ổ C, D hoặc E bất kỳ. Sau đó click vào Properties và chuyển sang thẻ Tools. Click vào mục Optimize tại mục Optimize and defragment drive.
Click chuột phải vào các ổ C, D hoặc E bất kỳ và chọn Properties
Bước 2: Lần lượt thực hiện phân mảnh các ổ còn lại bằng cách nhấn Optimize. Sau đó kiểm tra máy có còn lỗi Full Disk Win 10 không.
Thực hiện thủ thuật chống phân mảnh ổ cứng để tránh lỗi full disk
2.6.Gỡ bỏ những phần mềm không dùng đến
Các phần mềm không dùng đến cũng là “gánh nặng” cho máy tính. Để gỡ bỏ chúng, bạn thực hiện các bước sau:
Bước 1: Khởi động ứng dụng Settings qua công cụ Search hay tổ hợp Windows + I. Sau đó tìm và click vào mục Apps.
Mở Windows Settings và chọn mục Apps
Bước 2: Tại phần bên phải cửa sổ sẽ hiện ra danh sách toàn bộ các ứng dụng được cài đặt trên máy tính. Bạn tìm và click vào ứng dụng, phần mềm không thực sự hữu ích, sau đó chọn Uninstall.
Trong danh sách Apps & features, click vào ứng dụng muốn gỡ cài đặt và chọn Uninstall
Ngoài ra bạn cũng có thể tải phần mềm Ashampoo UnInstaller để việc dọn dẹp Windows 10 được thực hiện một cách triệt để nhất.
Hạn chế lỗi Full Disk Win 10 với phần mềm gỡ cài đặt Ashampoo UnInstaller
2.7.Kiểm tra & sửa lỗi ổ cứng nhờ công cụ Check Disk
Để sửa lỗi tập tin trong ổ cứng, Microsoft cũng cung cấp cho người dùng công cụ Check Disk. Thủ thuật sau sẽ giúp bạn kiểm tra và sửa lỗi ổ cứng với Check Disk:
Bước 1: Mở công cụ Search của Windows lên và gõ “command prompt” hoặc “cmd”. Tại kết quả hiển thị, bạn click vào Run as administrator để mở Command Prompt bằng quyền quản trị.
Tìm và truy cập Command Prompt bằng quyền quản trị từ công cụ tìm kiếm
Bước 2: Khi cửa sổ hiện ra, bạn copy và dán lệnh “chkdsk /f /r C:” vào rồi nhấn Enter. Chọn Y nếu có yêu cầu restart lại máy tính. Hệ thống sẽ tự động check ổ cứng và khắc phục các lỗi tìm được.
Sử dụng công cụ Check Disk để kiểm tra lỗi Full Disk Win 10
2.8.Nâng cấp từ HDD sang SSD
Xem thêm: Ổ SSD là gì? Sự khác nhau giữa ổ cứng SSD và HDD là gì?
Ổ cứng HDD truyền thống và cũ kỹ cũng là nguyên nhân khiến máy hoạt động chậm chạp. Do đó việc nâng cấp từ HDD sang SSD sẽ giúp giải quyết gốc rễ vấn đề. Giúp máy tính không chỉ tăng tốc khởi động mà còn tăng tốc xử lý dữ liệu.
Nâng cấp từ ổ cứng HDD sang SSD sẽ giúp tối ưu tốc độ của máy tính
2.9.Tắt một số dịch vụ hệ thống
Một số dịch vụ hệ thống không thực sự cần thiết. Khi chúng hoạt động tràn lan dễ dẫn tới lỗi Full Disk Win 10. Để tắt chúng đi bạn làm như sau:
Bước 1: Sử dụng thanh công cụ Search và gõ “services” để mở ứng dụng.
Sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm ứng dụng Services
Bước 2: Tại cửa sổ Services, một loạt các dịch vụ hệ thống sẽ được liệt kê ở bên phải màn hình. Nếu muốn dừng bất cứ dịch vụ nào, bạn chỉ cần click chuột phải vào đó và chọn Stop.
Click chuột phải vào dịch vụ và chọn Stop để tắt dịch vụ đó đi
2.10. Tắt Windows Update trên Windows 10
Xem thêm: Hướng dẫn tắt update win 10 hiệu quả 100% | Cập nhật mới nhất 2022
Windows 10 thường xuyên được tự động cập nhật bằng Windows Update. Công cụ này hữu ích nhưng cũng chiếm nhiều tài nguyên. Do đó bạn có thể tắt nó đi để tiết kiệm bộ nhớ:
Bước 1: Mở ứng dụng Services như hướng dẫn ở trên. Trong cửa sổ mới mở ra, bạn tìm Windows Update trong danh sách các dịch vụ. Click chuột phải vào đó và chọn mục Properties.
Tìm mục Windows Update, click chuột phải và chọn Properties
Bước 2: Chuyển thành Disabled tại mục Startup type và click vào Stop ở mục Service status bên dưới. Cuối cùng click vào Apply => OK để áp dụng và lưu thay đổi.
Click Stop ở mục Service status và chuyển thành Disabled ở mục Startup type
►Tham khảo các sản phẩm laptop được bán tại Laptop Trần Phát
- Dell Precision 5530 có 3 cấu hình với giá từ 25,000,000đ - 30,000,000đ
- Dell Precision 7510 có 3 cấu hình với giá từ 16,200,000đ - 20,000,000đ
- Dell Precision 7560 dòng laptop cao cấp với giá 48,400,000đ
- Dell Precision 5560 Core Processor i7-11800H với giá 49,000,000đ
- Dell precision 7520 Core i7/16GB/512 SSD/15 inch với giá từ 20,500,000đ
- Dell XPS 13 9310 Core i7 1165G7 / Ram 16GB / SSD 512 SSD / 13.4" FHD+ với giá từ 37,000,000đ
- Dell XPS 13 7390 laptop đồ họa 2 cấu hình với giá từ 20,000,000đ - 21,500,000đ
- Dell XPS 13 9305 11th Generation Intel® Core™ i5-1135G7 với giá từ 25,500,000
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Hướng dẫn cách thay đổi tên Administrator trên Windows 10
- 13 cách sửa lỗi bàn phím laptop bị nhảy chữ trên Windows 10 nhanh nhất