Laptops.vn
12
THÁNG
BẢO HÀNH
07
NGÀY
DÙNG THỬ MIỄN PHÍ
30
NGÀY
ĐỔI TRẢ HƯ HỎNG
  1. Trang chủ
  2. Mẹo - Tips
  3. Hướng dẫn kiểm tra nhiệt độ laptop chính xác, hiệu quả nhất

Hướng dẫn kiểm tra nhiệt độ laptop chính xác, hiệu quả nhất

Đăng ngày: 08/10/2021 bởi Trần Minh Tuấn

Khi chiếc laptop của bạn đã được sử dụng trong thời gian dài, tình trạng nóng máy là rất dễ xuất hiện. Việc các bộ phận của laptop bị nóng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng sử dụng và độ bền của máy. Vì vậy, việc kiểm tra nhiệt độ laptop là công việc cần thiết và cần được người sử dụng thực hiện thường xuyên.

1. Tại sao CPU laptop lại sinh nhiệt?

Laptop sau khi sử dụng một thời gian dài sẽ bị nóng và sinh ra nhiệt độ khá cao. Vậy, những nguyên nhân gây nên hiện tượng này là gì?

Trong quá trình sử dụng laptop, CPU sẽ làm nhiệm vụ tiếp nhận thông tin. Quá trình này sẽ khiến điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng. Khi nhiệt độ này được giải phóng sẽ làm laptop bị nóng và làm ảnh hưởng đến hiệu năng hoạt động của máy nếu tình trạng quá nhiệt xuất hiện.

kiểm tra nhiệt độ laptop
Tình trạng CPU bị nóng khi máy tính hoạt động liên tục vẫn thường xảy ra

Bạn cần biết, CPU sẽ bắt đầu giảm về hiệu suất hoạt động khi nhiệt độ từ 98 độ C trở lên. Nếu tăng quá cao trên 105 độ C, thường CPU sẽ tự ngắt hoạt động để tránh hỏng hóc.

Do đó, khi laptop hoạt động nhiều, liên tục trong một thời gian dài sẽ dễ xuất hiện tình trạng nóng máy và làm ảnh hưởng đến khả năng cũng như tốc độ xử lý. 

Chính vì vậy, người sử dụng cần phải kiểm tra nhiệt độ laptop thường xuyên để có biện pháp xử lý khi tình trạng trên xuất hiện.

Vậy, những tác hại trực tiếp gì sẽ xảy ra khi xuất hiện tình trạng CPU quá nóng?

  • Nhiệt độ của CPU quá nóng khi hoạt động sẽ làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
  • Máy có thể bị treo và tự khởi động lại (đôi khi bạn sẽ thấy xuất hiện màn hình màu xanh). Một số trường hợp nặng hơn, CPU của máy có thể bị cháy và hư hỏng. Lúc này, bạn sẽ phải tốn một khoản kha khá để sửa chữa hay thay thế CPU mới.
  • Giảm hiệu năng sử dụng của máy. Tốc độ xử lý các ứng dụng sẽ chậm hơn rõ rệt.

2. Cách kiểm tra nhiệt độ laptop không dùng phần mềm

Như đã trình bày ở trên, tình trạng laptop bị nóng là rất dễ xuất hiện và hậu quả của nó khá tai hại. Vậy, chúng ta có những cách kiểm tra nhiệt độ laptop nào đơn giản mà hiệu quả?

Sau đây là 2 cách đo nhiệt độ laptop khá hiệu quả mà không dùng đến phần mềm:

2.1. Cảm quan

Đây là phương pháp đơn giản và có thể thực hiện được trong mọi thời điểm. Phương pháp cảm quan chính là bạn sử dụng tay chạm trực tiếp vào CPU để kiểm tra xem nhiệt độ laptop như thế nào.

kiểm tra nhiệt độ laptop
Bạn có thể đặt tay vào CPU để kiểm tra nhiệt độ xem có quá nóng hay không

Nếu bạn chỉ cảm giác hơi ấm, điều này có nghĩa là CPU vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn cảm giác quá nắng khi chạm tay vào CPU. Lúc này bạn cần phải kiểm tra nhiệt độ laptop một cách chính xác bằng các phương pháp cụ thể khác.

2.2. Kiểm tra trong Bios

Hệ thống BIOS sẽ giúp bạn kiểm tra được tất cả các tính năng tổng thể của máy tính, trong đó bao gồm cả nhiệt độ hiện tại của CPU.

Các bước thực hiện để vào hệ thống BIOS như sau:

  • Bước 1: Để vào BIOS, mỗi dòng máy sẽ cách thực hiện khác nhau. Thông thường, bạn sẽ nhấn phím F1 hoặc F1 hoặc Del trong quá trình khởi động máy để tiến vào BIOS.
  • Dùng phím điều hướng, mở Power hay PC health trong cửa sổ BIOS đã được mở.
  • Xem nhiệt độ CPU tại mục: CPU Temperature.

3. Cách kiểm tra nhiệt độ laptop bằng phần mềm

Ngoài hai phương pháp đơn giản để kiểm tra nhiệt độ laptop như trên, chúng ta còn có những phần mềm có thể kiểm tra chính xác và nhanh chóng nhiệt độ của CPU, đó là:

kiểm tra nhiệt độ laptop
Bạn có thể sử dụng phần mềm để kiểm tra nhiệt độ CPU một cách chính xác

3.1. Phần mềm Core Temp

Core Temp là phần mềm có chức năng hiển thị nhiệt độ từng lõi trong vi xử lý của máy. Nhờ vào tính năng này, người dùng có thể phát hiện kịp thời của máy có nhiệt độ quá cao để có biện pháp khắc phục hợp lý.

Phần mềm này có thể sử dụng với các CPU của Intel và AMD.

Một số tính năng nổi bật của phần mềm Core Temp:

  • Có thể theo dõi nhiệt độ CPU một cách chính xác
  • Ghi nhận lại quá trình biến thiên nhiệt độ của CPU
  • Đưa ra cảnh báo đến người dùng khi phát hiện CPU có nhiệt độ quá cao
  • Kiểm tra nhiệt độ của CPU tại mọi thời điểm chỉ với vài thao tác đăng nhập phần mềm cực kỳ đơn giản.

3.2. Phần mềm SpeedFan

Phần mềm SpeedFan có thể giúp người dùng điều chỉnh tốc độ quạt hệ thống, theo dõi điện áp, kiểm tra nhiệt độ, tốc độ quạt của CPU bên trong máy tính.

Sau đây là một số tính năng nổi bật của phần mềm SpeedFan:

  • Cảnh bảo người dùng khi nhiệt độ máy tính quá cao
  • Theo dõi điện áp, tốc độ của quạt, nhiệt độ máy tính
  • Điều chỉnh tốc độ quạt phù hợp, giảm tiếng ồn khi máy hoạt động
  • Tương thích tốt trên mọi hệ điều hành hiện nay.
  • Giao diện đơn giản, dễ thao tác và sử dụng.

3.3. Phần mềm Real Temp

Phần mềm Real Temp giúp theo dõi, phân tích nhiệt độ các vị xử lý Intel cực kỳ tốt. Một điểm khác của phần mềm này là không hiển thị ở dạng độ C mà là khoảng cách TJMax (đơn vị đại diện nhiệt độ tối đa với độ an toàn của vi xử lý)

Khi CPU dần nóng lên, lúc này chỉ số TJMax sẽ giảm dần về 0 và tiến trình hoạt động của máy đang có xu hướng chậm dần lại. 

Một ưu điểm nữa khi nhắc đến Real Temp chính là tính năng tự động đóng ứng dụng khi phần mềm phát hiện nhiệt độ máy quá cao.

3.4. Phần mềm CPUID HWMonitor

Phần mềm CPUID HWMonitor hỗ trợ giúp người dùng giám sát các thiết bị phần cứng như: card âm thanh, card đồ họa, bộ vi xử lý.

Phần mềm này có thể xem nhiệt độ laptop một cách chính xác từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.

Ưu điểm của CPUID HWMonitor là dung lượng nhẹ, dễ thao tác và hoàn toàn miễn phí.

4. Những thông tin quan trọng về nhiệt độ máy tính

4.1. Nhiệt độ máy tính bao nhiêu là bình thường?

Rất nhiều người sử dụng băn khoăn: nhiệt độ máy tính khi sử dụng bao nhiêu được xem là bình thường và đảm bảo sự an toàn.

Với CPU của máy tính, laptop, nhiệt độ phù hợp nhất nằm trong khoảng 50 độ C là tốt nhất.

Trong trường hợp, nhiệt độ máy cao hơn 50 độ C nhưng vẫn dưới 70 độ C thì vẫn được đánh giá là tạm ổn.

Tuy nhiên, khi bạn kiểm tra nhiệt độ CPU khi hoạt động trên 70 độ C, bạn cần phải kiểm tra lại máy tính ngay và có biện pháp khắc phục kịp thời trước khi tiếp tục sử dụng với cường độ cao.

4.2. Làm sao để làm mát CPU, máy tính?

Có nhiều phương pháp giúp bạn làm mát CPU và máy tính của mình một cách hiệu quả, đó là:

  • Khi sử dụng cần đặt máy tính của mình ở nơi thoáng mát. Tốt nhất bạn nên sử dụng máy tính trong môi trường có nhiệt độ thấp.
  • Sử dụng thêm quạt tản nhiệt nước để giúp CPU mát hơn khi hoạt động liên tục với cường độ cao.
  • Khi không sử dụng phải tắt máy tính đi.
  • Cần vệ sinh cá thiết bị phần cứng máy tính định kỳ.
  • Thêm keo tản nhiệt vào CPU thường xuyên.
  • Kiểm tra và tắt tất cả các phần mềm đang chạy ngầm trên hệ điều hành.
  • Nếu có thể nên nâng cấp CPU để đảm bảo chất lượng và hiệu suất hoạt động sử dụng của máy cũng như hạn chế tình trạng máy quá nóng khi sử dụng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

►Tham khảo các sản phẩm laptop được bán tại Laptop Trần Phát


Trần Minh Tuấn

Trần Minh Tuấn

Tôi là Trần Minh Tuấn, hiện là CEO, Founder của Laptop Trần Phát. Với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về lĩnh vực laptop, linh kiện điện tử và công nghệ, tôi hy vọng những chia sẻ của tôi có thể giúp bạn tìm được những sản phẩm chất lượng tuyệt vời cũng như kiến thức bổ ích nhất.

Xem thêm bài viết của tác giả

Hotline đặt mua:0833887733
chatZalo
Zalo